HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG ỨNG DỤNG “SỔ SỨC KHOẺ ĐIỆN TỬ”
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG ỨNG DỤNG “SỔ SỨC KHOẺ ĐIỆN TỬ”

Sổ sức khỏe điện tử là ứng dụng mới của Bộ y tế, giúp quản lý thông tin sức khỏe trên nền tảng thiết bị điện thoại di động thông minh. Thông qua ứng dụng giúp người dân chủ động trong việc theo dõi, phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe bản thân. 

Điều kiện cài đặt App sổ sức khỏe điện tử

App - sổ sức khỏe điện tử được cài đặt trên thiết bị điện thoại thông minh. Để cài đặt ứng dụng điện thoại của bạn chỉ cần đảm bảo có nền tảng: IOS 12.1, hoặc nền tảng Android 5.0 trở lên.

Dung lượng của ứng dụng chỉ chiếm một khoảng rất nhỏ. Khi bạn thực hiện cài đặt trên iOS ứng dụng chiếm 76.4MB, khi cài đặt trên Android ứng dụng chiếm 50MB. 

Lợi ích đặc biệt của sổ sức khỏe đối với người dân

Mọi thông tin sức khỏe của người sử dụng sẽ được sổ sức khỏe điện tử được lưu trữ. Thông tin được kết nối trực tiếp với hệ thống hồ sơ sức khỏe cá nhân của Bộ Y tế. Bằng phương thức này các cán bộ y tế có thể dễ dàng nắm bắt tình hình sức khỏe của người bệnh, chẩn đoán và điều trị người bệnh dễ dàng hơn.

Nhờ có sổ sức khỏe điện tử tình hình sức khỏe của bệnh nhân sẽ được cập nhật liên tục, khi xuất hiện các triệu chứng sẽ phát hiện bệnh sớm, và có các phương án điều trị kịp thời, mang đến hiệu quả điều trị cao, giảm bớt chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Từ ứng dụng sổ sức khỏe điện tử người dân được chăm sóc sức khỏe toàn diện.

Bước 1: Cài đặt ứng dụng

Truy cập CH Play trên điện thoại Android hoặc App Store trên điện thoại Iphone. Tìm từ khoá: “Sổ sức khoẻ điện tử”, tải và cài đặt ứng dụng.

 

Zalo
                                                                                                                                                      Tải và cài đặt ứng dụng

 

Sau khi cài đặt xong, ấn mở hoặc từ màn hình nền nhấp chọn biểu tượng của ứng dụng, chọn “cho phép”, sau đó chọn đăng ký sử dụng. Điền đầy đủ thông tin: Họ và tên, số điện thoại, mật khẩu và nhắc lại mật khẩu, nhấn vào tiếp theo để đăng ký. Hệ thống sẽ trả về mã OTP dưới dạng tin nhắn tới số điện thoại đăng ký. Nhập số OTP, nhấn xác nhận để hoàn thành đăng ký sử dụng.Bước 2: Đăng ký sử dụng.

 

Zalo
 

 

                                                                                                                                        Đăng ký thông tin cá nhân

 

 

Bước 3: Cập nhật thông tin cá nhân

Từ màn hình chính của ứng dụng, ấn vào mục cá nhân, chọn thông tin cá nhân, nhập đầy đủ thông tin cá nhân bao gồm: Số thẻ Bảo Hiểm Y Tế, thời gian hiệu lực, ngày tháng năm sinh, số hộ chiếu, chứng minh thư, căn cước công dân, hộ khẩu thường trú, thông tin sức khoẻ, tiền sử bệnh.

Bước 4: Đăng ký tiêm chủng

 

Zalo

Đăng ký tiêm chủng

 

Từ màn hình chính, nhấp chọn chức năng đăng ký tiêm chủng, nhập đầy đủ thông tin: ngày đăng ký, đối tượng, tiền sử tiêm, kích chọn vào ô “Đồng ý tiêm chủng” ấn xác nhận để hoàn thành đăng ký tiêm.

Bước 5: Khai báo y tế

 

Zalo

Khai báo y tế

 

Từ màn hình chính của ứng dụng, nhấp chọn vào chức năng khai báo y tế. Tích vào chọn khai hộ nếu thực hiện khai hộ người khác. Nhập đầy đủ và chính xác thông tin như trên tờ khai yêu cầu, nhập mã bảo mật và nhấn chọn Gửi tờ khai để hoàn thành khai báo y tế.

Tại danh sách tờ khai có danh sách tờ khai y tế đã nộp bao gồm thông tin ngày giờ và mã QR code để truy suất thông tin khi cần.

Bước 6: Sử dụng ứng dụng tại điểm tiêm chủng

Sau khi nộp đăng ký tiêm và được cơ quan y tế mời đến tiêm, người sử dụng ứng dụng từ màn hình chính truy cập vào chức năng “Mã sổ sức khoẻ” để hiển thị Mã QR, người dùng cung cấp mã này cho nhân viên y tế sẽ dùng dụng cụ quét mã để truy suất thông tin người dùng nhanh chóng.

Tuỳ tình trạng tiêm chủng của người dùng, các đơn vị liên quan sẽ tiến hành cập nhật thông tin tiêm của người dùng lên hệ thống, và sẽ trả về chứng nhận tiêm chủng gồm các trạng thái: “Chưa tiêm Vắc Xin”, “Đã Tiêm 01 Mũi Vắc Xin”, “Đã Tiêm 02 mũi Vắc Xin”.

Người dùng cũng có thể phản ánh lại cho cơ quan chức năng phản ứng sau tiêm ở chức năng “Phản ứng sau tiêm” trên màn hình chính của ứng dụng.

Ngoài ra trên ứng dụng Sổ sức khoẻ điện tử hiện đang tích hợp nhiều chức năng khác: Quét mã QR, Hồ sơ sức khoẻ, thành viên gia đình, đặt khám, lịch sử tư vấn, nơi đã đến, dịch vụ khác, lịch hẹn, thông báo…

Zalo

Mã sổ sức khoẻ và Chứng nhận tiêm chủng

Video hướng dẫn: https://www.youtube.com/watch?v=okqEgoC2L58


Tác giả: Mỹ Phường
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết