Tuyên truyền về cảnh báo hành vi khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tuyên truyền về cảnh báo hành vi khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn

Thời gian vừa qua, trên địa bàn xã diễn ra tình trạng một số hộ dân đến các khu vực núi liên kết với chủ rẫy đang trồng gỗ để khai thác đá xây dựng thủ công mà không có giấy phép khai thác hoặc đến các khu vực đồi tự ý dùng xe cơ giới xúc đất đi nơi khác để bán nhằm cải tạo mặt bằng, một số khác đến khu vực sông, suối, hồ vào mùa khô để khai thác cát để bán hoặc để dùng vào việc xây dựng của gia đình, việc làm trên là vi phạm pháp luật về hoạt động khai thác, quản lý tài nguyên khoáng sản, để lại nhiều hệ lụy khôn lườn như gây sụt lún, tài nguyên bị thất thoát, môi trường, các dòng sông bị hủy hoại, nhiều diện tích đất nông nghiệp bị sạt lở, nhà cửa có thể bị cuốn trôi bởi các mùa mưa lũ do biến đổi khí hậu....

 

Tình trạng khai thác đá thủ công, không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

Căn cứ Nghị định 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Tài Nguyên nước và khoáng sản quy định:

Điều 47. Vi phạm về khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, cụ thể như sau:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm đến dưới 10 m3;

b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 10 m3 đến dưới 20 m3;

c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 20 m3 đến dưới 30 m3;

d) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác từ 30 m3 đến dưới 40 m3;

đ) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 40 m3 đến dưới 50 m3;

e) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50 m3 trở lên.

2. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, khai thác khoáng sản khác trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này, cụ thể như sau:

a) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;

b) Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trừ trường hợp quy định tại điểm, a khoản này, khoản 3 Điều này;

c) Từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường trừ khoáng sản quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền; tịch thu phương tiện sử dụng vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh trong trường hợp có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.

Đối với hành vi khai thác khoáng sản không có giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thì áp dụng mức phạt tiền cao nhất của khung phạt tương ứng với từng mức phạt.

Tình trạng khai thác cát lòng sông

Điều 48. Vi phạm về khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác cát, sỏi trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; hành lang bảo vệ luồng; phạm vi luồng hoặc trong phạm vi bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:

a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm dưới 10 m3;

b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 10 m3 đến dưới 20 m3;

c) Từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 20 m3 đến dưới 30 m3;

d) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 30 m3 đến dưới 40 m3;

đ) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 40 m3 đến dưới 50 m3 trở lên;

e) Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50 m3 trở lên.

2. Phạt tiền đối với hành vi khai thác cát, sỏi ngoài phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; hành lang bảo vệ luồng; phạm vi luồng hoặc ngoài phạm vi bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm dưới 10 m3;

b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 10 m3 đến dưới 20 m3;

c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 20 m3 đến dưới 30 m3;

d) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 30 m3 đến dưới 40 m3;

đ) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 40 m3 đến dưới 50 m3;

e) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50 m3 trở lên.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền; tịch thu phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác về trạng thái an toàn; đền bù, trả kinh phí khắc phục, sửa chữa những hư hỏng của công trình đê điều, công trình hạ tầng kỹ thuật khác, công trình dân dụng do hành vi vi phạm gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh trong trường hợp có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Đối với hành vi khai thác khoáng sản là cát, sỏi không có giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thì áp dụng mức phạt tiền cao nhất của khung phạt tương ứng với từng mức phạt quy định tại khoản 1 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung áp dụng như khoản 3 Điều này.

Nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn thị xã, tại văn bản số 290/UBND-TNMT ngày 18/5/2012 của UBND huyện Hoài Nhơn về việc nghiêm cấm khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép khoáng sản trên địa bàn huyện, Chủ tịch UBND xã yêu cầu như sau:

- Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép khoáng sản trên địa bàn xã.

- Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của xã, Trưởng 12 thôn tăng cường công tác tuyên truyền Luật Khoáng sản 2010 và các văn bản pháp luật liên quan nhằm nâng cao nhận thức của người dân và các tổ chức về bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

- Giao Địa chính xã chủ trì, phối hợp với Công an, Tư pháp, địa chính, cán bộ Kiểm lâm phụ trách địa bàn, lâm nghiệp xã và Trưởng các thôn quản lý, bảo vệ các loại khoáng sản chưa được cấp phép khai thác trên địa bàn xã. Tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trên lĩnh vực khoáng sản theo quy định của pháp luật, nhất là khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép cát, sỏi lòng sông, khai thác vật liệu thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, báo cáo kịp thời cho UBND xã biết, chỉ đạo.

Tài nguyên khoáng sản là tài sản quý giá của quốc gia, thuộc sở hữu Nhà nước, là nguồn lực quan trọng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên phải được quy hoạch và sử dụng có hiệu quả nhằm góp phần vào sự tăng trưởng chung và bền vững của nền kinh tế. Bảo vệ, khai thác, kết hợp với chế biến, sử dụng hợp lý, tiết kiệm có dự trữ lâu dài đối với các loại khoáng sản là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành và người dân. Do đó, các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các cá nhân có hoàn cảnh gia đình khó khăn cần tỉnh táo, không để bị xúi giục, kích động, lôi kéo tham gia khai thác, mua bán, vận chuyển, chế biến khoáng sản trái phép. Vì các hành vi trên gây ảnh hưởng tiêu cực nặng nề đối với môi trường, kinh tế, xã hội và sẽ bị xử lý rất nặng theo quy định của pháp luật. Đồng thời, nhanh chóng tố giác các vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản.

Trong thời gian đến, Địa chính xã tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm trên lĩnh vực khoáng sản./.


Tác giả: Trần Quang Bảo
Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết