Trần Đức Hòa là người xã Bồ Đề, huyện Bồng Sơn, phủ Quy Nhơn (nay là thôn Hy Văn, xã Hoài Sơn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định).[1]
Sách Đại Nam liệt truyện Tiền biên có ghi chép lại về ông như sau: "Hi Tông hoàng đế (tức chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên) lên nối ngôi, Đức Hòa thường được cùng chúa bàn mưu tính kế việc quân việc nước, được chúa coi là thân tín, mỗi mỗi đều gọi Đức Hòa là nghĩa đệ (tức em kết nghĩa). Lúc Nam Bắc dùng binh, trong cõi lắm việc Đức Hòa ở Qui Nhơn lâu ngày, trong vỗ an dân chúng, ngoài cung cấp lương hướng cho quân đội, được xem là chỗ dựa của triều đình".
Năm 1564, cha của Trần Đức Hoà (Dương Đàm Hầu Trần Ngọc Phân) mất, Trần Đức Hoà được tập ấm ở Đô tổng binh cẩm y vệ, dưới quyền của Tả tướng Thái uý Trịnh Tùng đóng tại hành điện tạm thời phía tây Thanh Hoá.
Năm 1950, Trịnh Kiểm tâu lên vua Lê cử Nguyễn Hoàng đang cai quản dinh Thuận Hoá kiêm luôn dinh Quảng Nam và điều chỉnh Nguyễn Bá Quýnh về giữ Nghệ An.
Năm 1570 Trần Đưc Hoà được thăng tước Quận Công làm khám lý phủ Hoài Nhơn (gồm 3 huyện Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn).
Năm 1593 Trịnh Tùng đánh chiếm Thăng Long, nhà Mạc về giữ Cao Bằng và bị diệt vong. Nguyễn Hoàng về Thăng Long và bị giữ lại. Năm 1600 Nguyễn Hoàng thoát khỏi Thăng Long về Thuận Quảng, Trần Đức Hoà vào bái yết và được khen là cung thuận ưu lễ, được Nguyễn Hoàng nhận làm dưỡng tử.
Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, Trần Đức Hoà thường được Chúa Nguyễn mời bàn việc quân, việc nước và là chỗ dựa của triều đình.
Năm 1618, Trần Đức Hoà cưu mang 3 thừa sai: Buzomi, De Pina, C.Borri đang bị Chúa Nguyễn trục xuất. Cha Pina đã góp phần sáng tạo ra chữ Quốc ngữ để giao tiếp và truyền đạo. năm 1624 Cha Alexandre De Rhodes vào xứ Đàng Trong được cha Pina dạy tiếng Việt và ông đã hoàn chỉnh chữ Quốc Ngữ.
Năm 1627, Trần Đức Hoà gả con gái cho Đào Duy Từ. Ông không chỉ là cha vợ, ông còn là người tiến cử Đào Duy Từ. Sau này Đào Duy Từ được vua Minh Mạng truy tặng khai quốc công thần. Có dịp ghé Hoài Thanh Tây mời quý vị cùng ghé thăm đền thờ doanh nhân văn Hoá Đào Duy Từ, cùng tìm hiểu về một doanh nhân văn hoá lỗi lạc của dân tộc.
Điểm nổi bật mỗi khi nhắc đến Cống Quận Công Trần Đức Hoà, người dân Bình Định không thể quên đó là: khi Nam – Bắc triều xảy ra nội chiến, đất nước loạn lạc, lòng dân không yên, Trần Đức Hoà đang nhậm chức Tuần phủ khám lý ở phủ Quy Nhơn, ông đã có công rất lớn trong việc giữu yên trấn lỵ, tích trữ lương thực cung ứng cho nhu cầu “Định Bắc” của Chúa Nguyễn. Vì vậy được Nhà Nguyễn phong “Đệ nhất đẳng khai quốc công thần”; tiếp đến là việc bất chấp nguy hiểm để các giáo sĩ phương Tây đến truyền giáo ở đàng trong làm tiền đề tạo ra chữ quốc ngữ và công tiến cử Đào Duy Từ - một trong những nhân tài kiệt xuất có nhiều đóng góp cho đất nước sau này.
Sau khi Trần Đức Hoà mất, lễ tang được tổ chức với “Những nghi lễ rất trang trọng, huy hoàng để người quá cố trở thành bất tử và để người đời ghi nhớ, kính trọng và tôn thờ muôn đời,…”
Cả khu mộ rộng khoảng 40m2. Trước kia mộ được táng theo thế tam thai, đầu gối vào đỉnh cao nhất của Núi Bé, chân quay về phía trũng Đồng Đình (tụ thuỷ), với chủ ý cho con cháu đười sau phát đạt, hướng chính của mộ là hướng Bắc còn có chủ ý luôn hướng về triều đình mà cả cuộc đời ông cống hiến. Năm 1992, dòng họ Trần cho xây lại khu mộ trên phạm vi nhỏ hơn. Mộ có hình chữ nhật, 2 bên xây bờ, chính giữa phả đất bằng, không có núm, 2 đầu xây tường giật cấp. Mặt chính hình chữ nhật, thiết kế kiểu ô hộc xây vào bên trong, tạo thành một khám thờ. Quý vị có thể thấy bên trong đề chữ Phần Lăng Trần Quốc Công. Bên dưới theo hàng dọc đề khám lý Cống Quận Công Trần Đức Hoà. Hai bên đề ngày lập và người lập. Hai bên phía trước tạo hình hai cột dọc, chính giữa đề hai câu đối: “Tảo phò Nguyễn chúa khai Vương nghiệp; Phục tiến Đào công tác Đế sư” (Tạm dịch: Sớm phò Chúa Nguyễn mở nghiệp Đế, lại cử ông Đào làm thầy Vua). Phía trước này là khoản sân để bày đồ thờ tự vào ngày kỵ và chạp mã. Phần chân cũng là bức tường giật cấp bên trong đề chữ Phúc.
Hoài Sơn – quê hương của một bật khai quốc công thần, đây là niềm tự hào của nhân dân Hoài Sơn, và tiếp nối truyền thống ấy trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nhân dân nơi đây đã anh dũng chiến đấu hy sinh, góp phần đập tan ách thống trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Tiêu biểu có cuộc tập kích trụ sở Nguỵ quyền, vụ thảm sát Ngã Ba Đình,… và nhiều căn cứ cách mạng như Hang Chình, gọp Bà Tơ, Hố Môn, Hang Cọp,…Hoài Sơn giải phóng 20/4/1972 và để giành được bầu trời hoà bình năm ấy đã có hàng trăm ngàn người con Hoài Sơn đã ngã xuống, tiêu biểu có 866 liệt sỹ 195 mẹ VNAH và rất nhiều thương bệnh binh.
Hiện nay hoà cùng sự phát triển của đất nước, những người con Hoài Sơn tiếp tục phát huy truyền thống cha ông, tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu nhưng vẫn không quên lịch sử quê hương và mỗi người con Hoài Sơn dù đi đến đâu vẫn mang trong mình một lòng tự hào về mảnh đất Hoài Sơn, nơi sinh ra những vị anh hùng kiệt xuất.